Dự tại điểm cầu UBND TP Phủ Lý có các đồng chí: Đào Đình Tùng- UV BTV Tỉnh ủy- Bí thư Thành ủy; Nguyễn Thị Phúc Thảo- Phó Bí thư thường trực Thành ủy; Đỗ Hoàng Hải- UV BCH Đảng bộ Tỉnh- Phó bí thư Thành ủy- Chủ tịch UBND TP; các đ/c đồng chí Ủy viên BTV Thành ủy, Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND TP; lãnh đạo các phòng ban, ngành, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội TP; Toàn Đảng bộ Thành phố Phủ Lý tổ chức học tập tại 82 điểm cầu. Trong đó: 01 điểm cầu tại Hội trường 318, trụ sở Thành ủy-HĐND-UBND Thành phố, số cán bộ, đảng viên tham gia tại HT 318 Thành phố là: 235 đồng chí. 81 điểm cầu tại các chi, đảng bộ cơ sở trực thuộc Thành ủy, với tổng số 9.622/9.849 đảng viên của Đảng bộ TP ( trong đó có 1.826 đảng viên được miễn SH đảng), đạt tỷ lệ học tập 97,6%.
Tại hội nghị, các đại biểu đã xem trình chiếu phóng sự về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Nghe công bố Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo (BCĐ) Trung ương về phát triển KHCN, ĐMST và CĐS quốc gia do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng ban; Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của BCĐ Trung ương; nghe Báo cáo tóm tắt tình hình, kết quả thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển KHCN, ĐMST và CĐS thời gian qua. Đồng thời, nghe quán triệt, triển khai tinh thần và nội dung cốt lõi Nghị quyết 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển KHCN, ĐMST và CĐS quốc gia (Nghị quyết 57-NQ/TW). Theo đó, Nghị quyết 57-NQ/TW nhấn mạnh phát triển KHCN, ĐMST và CĐS đang là yếu tố quyết định phát triển của các quốc gia; là điều kiện tiên quyết, thời cơ tốt nhất để nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Tiếp đó, quán triệt nội dung, tinh thần Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị: Các cơ quan trong hệ thống chính trị, các cấp, ngành, địa phương cần đặc biệt chú trọng tổ chức triển khai thực hiện, bảo đảm chủ động, kịp thời, linh hoạt, hiệu quả với tinh thần “tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào ra việc nấy, làm việc nào dứt việc đó”. Chú trọng phân công nhiệm vụ cụ thể với tinh thần 5 rõ (rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả), dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung và phương châm Đảng lãnh đạo, Chính phủ thống nhất, Quốc hội đồng tình, nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, giám sát thực hiện; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, từng tổ chức, cơ quan, đơn vị và từng cá nhân liên quan…
Cũng tại hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trình bày chủ trương, giải pháp về thể chế pháp luật để đột phá, phát triển KHCN, ĐMST và CĐS quốc gia.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng BCĐ Trung ương về phát triển KHCN, ĐMST và CĐS quốc gia nhấn mạnh: Để Nghị quyết 57-NQ/TW nhanh chóng đi vào cuộc sống cần tập trung triển khai 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, mang tính đột phá. Theo đó, thống nhất nhận thức và hành động, xác định phát triển KHCN, ĐMST và CĐS quốc gia là nhiệm vụ chiến lược của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Khẩn trương hoàn thiện thể chế chính sách; trong năm 2025 phải hoàn thiện việc sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy định pháp luật về cơ chế chính sách, tháo gỡ hết những điểm nghẽn, rào cản phát triển KHCN, ĐMST, CĐS; giải phóng tối đa sức sáng tạo, khuyến khích dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Khẩn trương sắp xếp lại tổ chức bộ máy về KHCN; ngay trong quý I/2025 hoàn thành việc sắp xếp lại tổ chức KHCN, tập trung đầu tư trọng điểm phát triển các tổ chức nghiên cứu mạnh; có kế hoạch cụ thể xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là nhân tài KHCN; triển khai các giải pháp đột phá thu hút những tập đoàn công nghệ hàng đầu, thu hút nhân tài công nghệ; tạo sự đột phá hơn nữa, thậm chí có tính cạnh tranh cao so với các nước khác trong giải quyết các thủ tục liên quan đến vấn đề này. Ưu tiên bố trí ngân sách cho KHCN xứng tầm quốc sách; nghiên cứu phát triển các quỹ KHCN; nghiên cứu cơ chế cho mô hình đầu tư công; bảo đảm cho các nhà khoa học có quyền chủ động trong nghiên cứu, ứng dụng công nghệ.
Nhanh chóng triển khai nguồn nhân lực chất lượng cao, ban hành cơ chế thu hút nhân tài nói chung, đặc biệt là KHCN, nhân tài là người Việt Nam ở nước ngoài, các chuyên gia quốc tế; thủ tục liên quan phải thông thoáng, hấp dẫn, cạnh tranh quốc tế. Tăng cường đầu tư hạ tầng công nghệ, bao gồm hạ tầng công nghệ số; ưu tiên xây dựng, hoàn thiện hạ tầng; tối ưu hóa, nâng cấp hạ tầng số, xây dựng các trạm gốc 5G, mở rộng internet băng thông rộng; phát triển hệ thống vệ tinh; xây dựng trung tâm dữ liệu quốc gia, triển khai sàn giao dịch dữ liệu. Tập trung mũi nhọn vào các ngành có lợi thế, tiềm năng; tránh dàn trải, kém hiệu quả, lãng phí. Đẩy mạnh hợp tác và tận dụng tri thức quốc tế; thúc đẩy hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ với các quốc gia tiên tiến, nhất là về lĩnh vực: trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học, bán dẫn, năng lượng tái tạo…