Theo Dự báo của Đài khí tượng thủy văn Hà Nam, vào hồi 10 giờ ngày 5/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,1 độ Vĩ Bắc; 115,5 độ Kinh Đông, trên vù ng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 490km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 16 (184-201km/h), giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng Tây, tốc đô ̣khoảng 10km/h. Dự báo tác động của bão: Từ sáng ngày 7/9, tỉnh Hà Nam có gió mạnh cấp 5, cấp 6, sau tăng lên cấp 7, cấp 8, giật cấp 9. Gió mạnh có thể gây tốc mái, hư hại nhà cửa, làm gãy đổ cây cối, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và cơ sở hạ tầng. Từ đêm 06 đến ngày 08/9, tỉnh Hà Nam có mưa to đến rất to và dông, lượng mưa phổ biến: 200 - 350mm, có nơi trên 400mm.
Tại hội nghị, sau nghi nghe Phòng Kinh tế TP cập nhật tình hình Bão số 3, lãnh đạo Điện lực TP, công ty Cổ phần Môi trường và công trình đô thị Hà Nam và lãnh đạo các địa phương đã báo cáo tình hình triển khai ứng phó với bão số 3.
Để đảm bảo an toàn cho công trình thuỷ lợi và đề phòng tình trạng ngập úng khi mưa lớn xảy ra do ảnh hưởng của cơn bão số 3. Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Đỗ Hoàng Hải – tỉnh uỷ viên – Phó Bí thư Thành uỷ - Chủ tịch UBND TP, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN TP yêu cầu các đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ tập trung triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau: Uỷ ban nhân dân các phường, xã theo dõi chặt chẽ diễn biến thủy văn trên các sông, tin cảnh báo bão trên các bản tinh cảnh bảo, dự báo thiên tai để chủ động sẵn sàng xử lý các tình huống ngay từ giờ đầu; Kiểm tra, rà soát và triển khai trên thực tế các phương án hộ đê, bảo vệ trọng điểm đê điều xung yếu trên các tuyến đê, các vị trí đã bị xảy ra sự cố nhưng chưa được xử lý, khắc phục. Ban chỉ huy quân sự thành phố; Công an thành phố: theo chức năng, nhiệm vụ và kế hoạch Phòng chống thiên tai của ngành đã xây dựng, chủ động triển khai, phối hợp với các đơn vị liên quan ứng phó với cơn bão số 3. Phòng Quản lý đô thị: Tham mưu kiểm soát, hỗ trợ, hướng dẫn bảo đảm giao thông an toàn cho người và phương tiện; bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính khi mưa bão. Điện lực Phủ Lý: kiểm tra, xử lý kịp thời các sự cố về điện trước, trong và sau bão; ưu tiên cấp đủ điện cho các trạm bơm đầu mối phục vụ tiêu thoát nước, không để gián đoạn ảnh hưởng đến việc vận hành các trạm bơm. Phòng Văn hóa, thông tin; Trung tâm Văn hóa, thông tin và thể thao: thường xuyên cập nhập các bản tin cảnh báo bão, diễn biến tình hình thời tiết để người dân nắm được, chủ động ứng phó với mưa bão. Công ty CP Môi trường và CTĐT Hà Nam: chủ động kiểm tra các trạm bơm được giao quản lý, phân công cán bộ trực, đảm bảo việc bơm tiêu thoát nước; triển khai phương án đảm bảo an toàn hệ thống điện chiếu sáng, tiêu thoát nước đô thị trên địa bàn. Phòng Kinh tế: Tổ chức trực ban, theo dõi sát tình hình, diễn biến mưa bão, tham mưu cho UBND thành phố chỉ đạo và chủ động đôn đốc các đơn vị có liên quan, đặc biệt là các địa phương kịp thời triển khai công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai…./.
Tác giả bài viết: Thúy Nga- Xuân Hòa
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn