Trong thời gian ½ ngày các đại biểu là tổ trưởng, tổ phó các tổ hòa giải trên địa bàn thành phố đã được nghe Báo cáo viên pháp luật Sở Tư pháp tỉnh truyền đạt 2 chuyên đề: Kiến thức chung về Hòa giải ở cở sở; Kỹ năng hòa giải ở cơ sở. Trong đó, tập trung vào các nội dung như: Khái niệm, đặc điểm, vai trò của công tác hòa giải ở cơ sở; Phạm vi, nguyên tắc, quy trình hòa giải ở cở sở; Thủ tục đề nghị Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành; Các kỹ năng hòa giải ở cơ sở bao gồm: Kỹ năng tiếp cận thông tin về vụ, việc hòa giải và nhu cầu hòa giải các bên; kỹ năng tìm mâu thuẫn, xung đột lợi ích cốt lõi, nguyên nhân chủ yếu; Kỹ năng tra cứu, tham khảo, vận dụng pháp luật, phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong hoạt động hòa giải ở cơ sở; Tổ chức, điều hành, kiểm soát buổi hòa giải; Kỹ năng tư vấn, hướng dẫn, giải thích, thuyết phục, vận động các bên tự thỏa thuận dàn xếp mâu thuẫn, tranh chấp; Kỹ năng ghi chép biên bản, sổ theo dõi hoạt động hòa giải, lập văn bản hòa giải thành, văn bản hòa giải không thành…
Ngoài việc được tiếp thu những nội dung cơ bản văn bản pháp luật về công tác hòa giải, những kỹ năng, nghiệp vụ mà hòa giải viên cơ sở cần có, các hòa giải viên còn được trực tiếp tham gia trao đổi kinh nghiệm xử lý tình huống hòa giải thực tế, phức tạp tại địa phương. Thông qua việc giải quyết những tình huống thực tế xảy ra tại cơ sở, Báo cáo viên pháp luật đã lồng ghép trao đổi những lưu ý trong quá trình thực hiện các bước hòa giải, việc tra cứu, tìm hiểu và khai thác các quy định pháp luật để vận động, thuyết phục các bên tranh chấp, tạo nên sự thành công trong công tác hòa giải các vụ việc.
Thông qua tập huấn, nhằm trang bị về kỹ năng, nghiệp vụ thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở, kiến thức pháp luật cho hòa giải viên. Góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ hòa giải viên và hiệu quả của các tổ hòa giải trong việc thực hiện hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp tại các cộng đồng dân cư, giữ gìn đoàn kết nội bộ trong Nhân dân, phòng ngừa hạn chế vi phạm pháp luật./.