Trò chuyện với nữ chiến sỹ Trường Sơn nhân kỷ niệm 113 năm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3

Thứ ba - 07/03/2023 14:37
      Phỏng vấn bà Trần Thị Bòng- Chủ tịch hội truyền thống Trường Sơn thành phố Phủ Lý nhân kỷ niệm 113 năm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 và 10 năm thành lập Hội Truyền thống Trường Sơn 
Trò chuyện với nữ chiến sỹ Trường Sơn nhân kỷ niệm 113 năm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3
     Phóng viên: Thưa bác, mỗi dịp đến những ngày kỷ niệm nghe lời hát trong bài Đường Trường Sơn xe anh qua  “Ơi cô gái Trường Sơn, bao đêm em đi mở đường, cho từng chuyến xe anh qua, vang giọng hát em ngân xa…” Khi đó cảm xúc trong bác như thế nào ạ ? Bác có thể chia sẻ với chúng cháu, những thế hệ đi sau được biết về những kỷ niệm một thời mưa bom bão đạn mà bộ đội Trường Sơn của chúng ta đã chiến đấu?
     Bà Trần Thị Bòng: Khi nghe những lời bài hát: Ơi cô gái Trường Sơn, tôi có cảm giác sống lại những cảm xúc mà mình đã từng trải, vì chính chúng tôi là những nữ Trường Sơn năm xưa giờ đã đi vào huyền thoại của dân tộc, nhớ và xúc động lắm khi nhắc về tình đồng chí đồng đội, về những hy sinh của các anh chị em.
Về kỷ niệm thời ở Trường Sơn đối với chúng tôi có rất nhiều và không bao giờ quên được. Sau những giờ làm việc, chúng tôi vào rừng hái rau, có những lần đi lạc không về được đơn vị, phải nghỉ lại đêm giữa cánh rừng và sáng hôm sau mới có người tìm đưa về lại đơn vị. Và nỗi lo sợ từng bị ngủ lại giữa rừng là thú dữ, sợ còn hơn cả máy bay Mỹ bỏ bom. Và có những kỷ niệm chúng tôi rất nhớ là những lần vào rừng đốn gỗ về dựng nhà, những cô gái trẻ nhìn cảnh bạt ngàn con vắt tua tủa mà hoảng hốt, về đến đơn vị không có ai không bị vắt bám hút mọng máu trên người. Rồi trong chiến tranh ác liệt, sau ngày 30/4 đến ngày 5/5/1975 chúng tôi hành quân từ nước bạn Lào trở về Việt Nam nhận nhiệm vụ bốc hàng kho chiến lược Mai Hắc Đế - là 1 kho mà quân ta thu được chiến lợi phẩm của Mỹ Ngụy, đêm đến hành quân về đến đơn vị nghỉ lại tiểu đoàn 23, sáng dậy chúng tôi phát hiện tại những căn hầm nhiều xác Ngụy chết chưa được thu dọn. Đó là những nỗi sợ mà những cô gái tuổi 18 đôi mươi của chúng tôi đã từng trải qua tại Trường Sơn.
33
     Lúc bấy giờ chiến tranh đến, tuổi còn rất trẻ chưa nghĩ được nhiều mà chỉ nhớ khẩu hiệu “ Yếu còn hơn thiếu” vậy là chị em chúng tôi hăng hái viết đơn lên đường nhập ngũ bảo vệ Tổ quốc. Trong kháng chiến, nam giới còn vất vả nói gì đến nữ giới. Nước sinh hoạt không có, đồ dùng thì thiếu thốn, cực kỳ khổ  nhưng các chị em luôn động viên nhau cố gắng thật nhiều để vượt qua và mong nhanh đến ngày được giải phóng. Và mong nhất là những chị em, anh em xung phong cùng đi với nhau còn may mắn để cùng trở về quê hương…
     Phóng viên: Vậy về với thời bình, những chiến sỹ trên tuyến lửa Trường Sơn năm xưa đã ra sức lao động sản xuất, noi gương cho con cháu thực hiện các phong trào thi đua và giành được những kết quả đáng phấn khởi tự hào gì ạ, bác có thể cho chúng cháu biết những thành tích mà những nữ bộ đội truyền thống Trường Sơn thành phố Phủ Lý đã đạt được hiện nay ạ ?
      Bà Trần Thị Bòng: Khi trở về thời bình, về với gia đình, về với quê hương thì những nữ chiến sỹ Trường Sơn tiếp tục trở thành trụ cột, cùng với gia đình tiếp tục phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống mới. Từ lúc thành lập Hội (từ năm 2013) nữ chiến sỹ Trường Sơn có 112 hội viên, đến nay nữ chiến sỹ Trường Sơn Thành phố Phủ Lý đã có tổng số 252 hội viên. Trong đó bộ đội 118 đồng chí, thanh niên xung phong 134 đồng chí. Với nghĩa cử cao đẹp và truyền thống tương thân tương ái, chúng tôi đã xin tiếp nhận tài trợ xây dựng được 7 ngôi nhà tình nghĩa cho nữ hội viên có hoàn cảnh khó khăn, trị giá hơn 300 triệu đồng và sửa chữa 2 nhà dột nát cho hội viên. Chúng tôi cũng đã tặng 105 xuấ quà từ 200-500 nghìn đồng và 15 sổ tiết kiệm nghĩa tình Trường Sơn, mỗi sổ trị giá 3-5 triệu đồng. 10 năm qua, Ban công tác nữ Truyền thống Trường Sơn TP Phủ Lý luôn thực hiện tốt công tác tri ân nghĩa tình đồng đội bằng nhiều hình thức phong phú thiết thực. Tính đến nay số hội viên nữ của Hội truyền thống Trường Sơn TP Phủ Lý có 60% hộ khá giàu, không có hội viên nghèo. Số gia đình văn hóa chiếm gần 100%.
22
      Phóng viên: Thưa bác, so với phụ nữ thời chiến ngày xưa thì phụ nữ thời bình có rất nhiều điều kiện để phát triển công việc kinh tế, thực hiện chuyên môn và chăm lo gia đình. Là người phụ nữ đã trải qua cả thời chiến và thời bình, vậy bác suy nghĩ gì và mong muốn những gì ạ?
      Bà Trần Thị Bòng: So với phụ nữ thời chiến tranh thì phụ nữ thời bình các bà, các mẹ có nhiều điều kiện để chăm sóc sức khỏe cho gia đình và bản thân. Được tham gia các CLB, được đi tham quan, được giao lưu học hỏi kinh nghiệm và các diễn đàn xây dựng gia đình hạnh phúc. Là một cán bộ phụ nữ đã từng trải qua cả thời chiến tranh và thời bình, tôi luôn mong muốn các chị em phụ nữ được học tập nhiều hơn, được tham gia nhiều hơn ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Và mong  muốn các cấp ủy đảng, chính quyền, Hội LHPN các cấp quan tâm chăm lo tới các hội viên nhất là các hội viên yếu thế để đảm bảo quyền lợi cho chị em góp phần xây dựng xã hội ngày càng công bằng, dân chủ và văn minh.
       Vâng xin trân trọng cảm ơn bác
       Thưa quý vị và các bạn !
        Trong thời bình, trong xây dựng và phát triển quê hương, Ban công tác nữ chiến sĩ Trường Sơn Thành phố Phủ Lý  thực sự là địa chỉ tin cậy kết nối, gặp gỡ, trao đổi thông tin để quan tâm giúp đỡ đồng đội, động viên nhau về vật chất, tinh thần nhất là những hội viên có hoàn cảnh khó khăn giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp. Đồng thời giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ. Chúc các bác- những nữ chiến sỹ bộ đội Trường Sơn luôn mạnh khỏe là những cây cao bóng cả và là tấm gương sáng cho con cháu noi theo./.

Tác giả bài viết: Dương Hải Yến

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập27
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm26
  • Hôm nay885
  • Tháng hiện tại15,091
  • Tổng lượt truy cập2,330,423
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây